1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo ra những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ 5 theo Khung năng lực ngôn ngữ chung Châu Âu), có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Anh, có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, quản trị văn phòng, nghiên cứu ngôn ngữ và quốc tế học. Người học cũng có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
2. Khung chương trình đào tạo
STT |
Khối kiến thức |
Số tín chỉ |
I |
Khối kiến thức chung (Không tính các học phần 9-11) |
27 |
1 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1 |
2 |
2 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2 |
3 |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 |
5 |
Tin học cơ sở 2 |
3 |
6 |
Ngoại ngữ cơ sở 1 |
4 |
7 |
Ngoại ngữ cơ sở 2 |
5 |
8 |
Ngoại ngữ cơ sở 3 |
5 |
9 |
Giáo dục thể chất |
4 |
10 |
Giáo dục quốc phòng-an ninh |
8 |
11 |
Kỹ năng bổ trợ |
3 |
II |
Khối kiến thức theo lĩnh vực |
6/15 |
12 |
Địa lý đại cương |
3 |
13 |
Môi trường và phát triển |
3 |
14 |
Thống kê cho khoa học xã hội |
2 |
15 |
Toán cao cấp |
4 |
16 |
Xác suất thống kê |
3 |
III |
Khối kiến thức theo khối ngành |
8 |
III.1 |
Các học phần bắt buộc |
6 |
17 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
3 |
18 |
Nhập môn Việt ngữ học |
3 |
III.2 |
Các học phần tự chọn |
2/14 |
19 |
Tiếng Việt thực hành |
2 |
20 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
2 |
21 |
Logic học đại cương |
2 |
22 |
Tư duy phê phán |
2 |
23 |
Cảm thụ nghệ thuật |
2 |
24 |
Lịch sử văn minh thế giới |
2 |
25 |
Văn hóa các nước ASEAN |
2 |
IV |
Khối kiến thức theo nhóm ngành |
57 |
IV.1 |
Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
18 |
IV.1.1 |
Các học phần bắt buộc |
12 |
26 |
Ngôn ngữ học tiếng Anh 1 |
3 |
27 |
Ngôn ngữ học tiếng Anh 2 |
3 |
28 |
Đất nước học Anh-Mỹ |
3 |
29 |
Giao tiếp liên văn hóa |
3 |
IV.1.2 |
Các học phần tự chọn |
6/12 |
30 |
Ngữ dụng học tiếng Anh |
3 |
31 |
Phân tích diễn ngôn |
3 |
32 |
Văn học các nước nói tiếng Anh |
3 |
33 |
Ngôn ngữ, văn hóa và xã hội |
3 |
IV.2 |
Khối kiến thức tiếng |
39 |
34 |
Tiếng Anh 1A |
4 |
35 |
Tiếng Anh 1B |
4 |
36 |
Tiếng Anh 2A |
4 |
37 |
Tiếng Anh 2B |
4 |
38 |
Tiếng Anh 3A |
4 |
39 |
Tiếng Anh 3B |
4 |
40 |
Tiếng Anh 4A |
4 |
41 |
Tiếng Anh 4B |
4 |
42 |
Tiếng Anh 3C |
3 |
43 |
Tiếng Anh 4C |
4 |
V |
Khối kiến thức ngành (Chọn 1 định hướng) |
36 |
V.1 |
Định hướng chuyên ngành Quản trị học |
27 |
V.1.1 |
Các học phần bắt buộc |
18 |
44 |
Phiên dịch |
3 |
45 |
Biên dịch |
3 |
46 |
Quản trị nguồn nhân lực |
3 |
47 |
Quản lý dự án |
3 |
48 |
Ngôn ngữ và truyền thông |
3 |
49 |
Quản trị văn phòng |
3 |
V.1.2 |
Các học phần tự chọn |
9/30 |
50 |
Biên dịch nâng cao |
3 |
51 |
Phiên dịch nâng cao |
3 |
52 |
Nghiệp vụ biên/phiên dịch |
3 |
53 |
Tiếng Anh kinh tế |
3 |
54 |
Tiếng Anh Tài chính-Ngân hàng |
3 |
55 |
Tiếng Anh Du lịch |
3 |
56 |
Tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh |
3 |
57 |
Báo chí trực tuyến |
3 |
58 |
Công nghệ trong quản lý dự án |
3 |
59 |
Kỹ năng biên tập văn bản |
3 |
V.2 |
Định hướng chuyên ngành Phiên dịch |
27 |
V.2.1 |
Các học phần bắt buộc |
18 |
60 |
Lý thuyết dịch |
3 |
61 |
Phiên dịch |
3 |
62 |
Biên dịch |
3 |
63 |
Phiên dịch chuyên ngành |
3 |
64 |
Biên dịch chuyên ngành |
3 |
65 |
Nghiệp vụ biên/phiên dịch |
3 |
V.2.2 |
Các học phần tự chọn |
9/27 |
66 |
Biên dịch nâng cao |
3 |
67 |
Phiên dịch nâng cao |
3 |
68 |
Đánh giá chất lượng bản dịch |
3 |
69 |
Ngôn ngữ và truyền thông |
3 |
70 |
Báo chí trực tuyến |
3 |
71 |
Tiếng Anh kinh tế |
3 |
72 |
Tiếng Anh Tài chính-Ngân hàng |
3 |
73 |
Tiếng Anh Du lịch |
3 |
74 |
Tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh |
3 |
V.3 |
Định hướng chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng |
27 |
V.3.1 |
Các học phần bắt buộc |
18 |
75 |
Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng |
3 |
76 |
Âm vị học |
3 |
77 |
Cú pháp học |
3 |
78 |
Phân tích diễn ngôn |
3 |
79 |
Ngữ nghĩa học |
3 |
80 |
Kỹ năng biên tập văn bản |
3 |
V.3.2 |
Các học phần tự chọn |
9/30 |
V.3.2.1 |
Các học phần chuyên sâu |
6/15 |
81 |
Ngôn ngữ và bản sắc |
3 |
82 |
Thu đắc ngôn ngữ |
3 |
83 |
Ngôn ngữ học xã hội |
3 |
84 |
Ngữ pháp chức năng |
3 |
85 |
Giáo dục song ngữ |
3 |
V.3.2.2 |
Các học phần bổ trợ |
3/15 |
86 |
Biên dịch |
3 |
87 |
Phiên dịch |
3 |
88 |
Ngôn ngữ và truyền thông |
3 |
89 |
Giao tiếp qua máy tính |
3 |
90 |
Kỹ năng giao tiếp |
3 |
V.4 |
Định hướng chuyên ngành Tiếng Anh quốc tế học |
27 |
V.4.1 |
Các học phần bắt buộc |
18 |
91 |
Các phương pháp nghiên cứu đất nước học |
3 |
92 |
Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các xã hội đương đại |
3 |
93 |
Các chủ đề trong đất nước học Mỹ |
3 |
94 |
Các chủ đề trong ĐNH Anh |
3 |
95 |
Chính sách đối ngoại của Mỹ sau thế chiến thứ 2 |
3 |
96 |
Các tổ chức quốc tế |
3 |
V.4.2 |
Các học phần tự chọn |
9/21 |
V.4.2.1 |
Các học phần chuyên sâu |
6/9 |
97 |
Vị thế của Trung Quốc hiện nay tại châu Á và trên thế giới |
3 |
98 |
Sắc tộc và các cộng đồng hải ngoại |
3 |
99 |
Di cư và nhập cư trong thời đại mới |
3 |
V.4.2.2 |
Các học phần bổ trợ |
3/12 |
100 |
Biên dịch |
3 |
101 |
Phiên dịch |
3 |
102 |
Kỹ năng giao tiếp |
3 |
103 |
Ngôn ngữ và truyền thông |
3 |
V.5 |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
9 |
104 |
Khối kiến thức thực tập |
3 |
105 |
Khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế |
6 |
|
Tổng |
134 |
3. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
3.1. Định hướng Quản trị văn phòng:
Nhóm 1 – Nhân viên quản trị văn phòng: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh, hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến quản lý và điều hành công việc văn phòng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Nhóm 2 – Nhân viên quản lý dự án: có khả năng làm việc trong các văn phòng dự án của các công ty trong nước và nước ngoài, văn phòng dự án các ban ngành, cơ quan nhà nước; tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng, lập kế hoạch, chương trình làm việc của dự án; theo dõi tiến độ thực hiện dự án; xử lý các vấn đề phát sinh liên quan tới dự án, đặc biệt là các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Anh.
Nhóm 3: Nhân viên quản trị nhân sự: có khả năng làm việc hiệu quả trong phòng nhân sự thuộc các cơ quan, công ty hoặc tổ chức của Việt Nam hay nước ngoài, phụ trách các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự, có năng lực để tham gia vào các hoạt động chuyên môn khác nhau của tổ chức; linh hoạt, chuẩn xác và liêm chính trong sử dụng, luân chuyển và đánh giá nguồn nhân lực tại nơi làm việc, sáng tạo và năng động trong việc tìm kiếm nhân sự chất lượng cao, đồng thời có khả năng đảm bảo duy trì nguồn nhân lực thường xuyên và đầy đủ cho mọi hoạt động của cơ quan, công ty hay tổ chức mình làm việc.
Nhóm 4: Nhân viên điều hành du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng, đại lý du lịch, trực tiếp điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước; xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và điều phối hướng dẫn viên cho các tour du lịch; giữ liên lạc với các đối tác để thực hiện các tour du lịch cho lữ khách trong và ngoài nước; khai thác và tìm kiếm đối tác để chọn lựa được những đối tác cung cấp dịch vụ tốt nhất; hỗ trợ cập nhật thông tin xây dựng các sản phẩm du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu điều hành phục vụ công tác chuyên môn.
Nhóm 5: Cán bộ truyền thông: có khả năng tham gia làm việc tại các cơ quan hay tổ chức truyền thông của Việt Nam hay nước ngoài (các tòa soạn báo hoặc các đài truyền hình), phụ trách các nhiệm vụ liên quan đến quản trị công việc cũng như nhân viên thực hiện các công việc cụ thể đó nhằm đảm bảo cho những công việc này được diễn ra trôi trảy và hiệu quả; bên cạnh đó, còn có khả năng phụ giúp và hỗ trợ một số công tác chuyên ngành hay giao tiếp đòi hỏi khả năng đọc-viết, nghe-nói tiếng Anh.
Nhóm 6: Trợ lý/quản trị kinh doanh: có khả năng làm việc trong các phòng kinh doanh, bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng, quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước; có khả năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, xử lý văn bản tốt, đặc biệt là bằng tiếng Anh; có khả năng hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ quản lý thị trường; xây dựng và khai thác thị trường mới; có khả năng làm việc độc lập, xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.
3.2. Định hướng Phiên dịch:
Nhóm 1: Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên: Có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Nhóm 2: Thư kí văn phòng/ Trợ lí đối ngoại/ Hướng dẫn viên du lịch: Có khả năng làm việc trong các văn phòng công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc lien quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dỗi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lí các công việc có lien quan đến năng lực nói, viết tiếng Anh.
3.3. Định hướng Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng:
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tiếng Anh định hướng ngôn ngữ học ứng dụng có thể đảm nhận các vị trí như: cán bộ giảng dạy ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh và ngôn ngữ khác, cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành ngôn ngữ, ngôn ngữ học ứng dụng, cán bộ phụ trách báo chí truyền thông tại các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương. Ngoài ra, cử nhân tốt nghiệp ngành này còn có thể làm tư vấn cho các nhà sản xuất phim ảnh, chương trình truyền hình, biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản song ngữ và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.
3.4. Định hướng quốc tế học:
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tiếng Anh định hướng quốc tế học có thể đảm nhận các vị trí như: cán bộ giảng dạy môn đất nước học tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh và Quốc tế học, cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành Quốc tế học, cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương cũng như làm các công việc báo chí, xuất bản liên quan đến mảng văn hóa, chính trị. Ngoài ra, cử nhân tốt nghiệp ngành này còn có thể làm tư vấn cho các nhà sản xuất phim ảnh, chương trình truyền hình, biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản văn hóa, chính trị và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.
Cử nhân tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh có thể đảm nhiệm việc giảng dạy tiếng Anh sau khi hoàn thành khóa học nghiệp vụ sư phạm.